Trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Nuôi cá lóc trong ao đất

Nuôi cá lóc rất đa dạng, có thể trong ao, vèo, bể bạc, bể xi măng hay trong mương vườn, ao đất tùy theo điều kiện của người nuôi.

Dưới đây là kỹ thuật nuôi cá lóc trong ao đất. Diện tích ao sử dụng nuôi khoảng 100-2.000m2, ao hình chữ nhật để tiện việc chăm sóc quản lý và thu hoạch. Bờ ao phải vững chắc tránh bị sạt lở và không bị ngập nước vào mùa lũ.

Cá giống chọn đều cỡ, không bị dị tật, bóng mượt, không xây xát. Nên thả nuôi với mật độ vừa phải để dễ quản lý, hạn chế dịch bệnh xảy ra. Nếu không gian chật hẹp, cá sẽ chậm lớn và hao đầu con ảnh hưởng đến chi phí nuôi cũng như hệ số tiêu tốn thức ăn sẽ tăng cao. Mật độ thả nuôi từ 30-100 con/m2 (thích hợp 40-60 con/m2). Cá lóc là loài cá dữ và ăn tạp.

Đặc điểm sinh học cá Trê Vàng



Kỹ thuật nuôi cá trê

Các loài cá Trê nói chung đều có tính chịu đựng cao với môi trường khắc nghiệt như: ao tù, mương rãnh, nơi có hàm lượng oxygen thấp vì cơ thể cá Trê có cơ quan hô hấp phụ gọi là "hoa khế" giúp cá hô hấp được nhờ khí trời. Cá Trê có đặc tính ăn tạp, thức ăn chủ yếu là động vật. Trong tự nhiên cá Trê ăn côn trùng, giun ốc, tôm cua, cá... ngoài ra trong điều kiện ao nuôi cá Trê còn có thể ăn các phụ phẫm từ trại chăn nuôi, nhà máy chế biến thủy sản, chất thải từ lò mổ. Mùa vụ sinh sản của cá Trê bắt đầu vào mùa mưa từ tháng 4 - 9 tập trung chủ yếu vào tháng 5 - 7. Trong điều kiện nuôi cá có thể sinh sản nhiều lần trong năm (4 - 6 lần). Nhiệt độ đãm bảo để cá sinh sản từ 25 - 32 0C. Sau khi cá sinh sản xong ta có thể nuôi vỗ tái phát dục khoảng 30 ngày thì cá có thể tham gia sinh sản trở lại.

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

Kỹ thuật nuôi Lươn thịt

Lươn là loài cá sống chui rúc ở dưới bùn. Tùy điều kiện: địa hình, cách quản lý chăm sóc, chọn giống, thức ăn, phòng trị bệnh tật... mà có các hình thức nuôi khác nhau.

1. Bể nuôi lươn
Bể nuôi lươn phải phù hợp với điều kiện sống tự nhiên của lươn, đảm bảo độ cao để lươn không vượt qua được, không nên xây bể quá rộng. Chiều dài của mỗi bể nuôi có thể từ 2 - 5 m. Chọn nơi dễ lấy nước vào và thoát nước ra.
Bể được xây chìm dưới mặt đất từ 20 - 40 cm, đáy đổ lớp bùn nhuyễn, khoảng 20 - 40 cm, lớp nước 10 - 20 cm.. Trong bể , bố trí một nơi cố định làm chỗ cho lươn ăn, để tiện việc vệ sinh. Bể nuôi lươn có thể làm mái che thoáng, hoặc giàn cây leo phía trên, hoặc thả bèo tây chiếm 1/2 diện tích mặt nước.
Đáy ao bằng đất sét trộn với cát vôi. Cách đáy ao khoảng 40 cm có lỗ cống thoát nước hình tròn, miệng cống có thiết bị chắn cho lươn không trốn đi. Bể xây cao 1 - 1,5 m. Đáy cho một lớp đất giàu mùn, dày 20 - 30 cm, thả thêm rong làm tổ cho lươn.
Thành bể cao hơn mặt nước 30 cm. Mép tường trên có gờ để chống lươn tuồn ra ngoài.

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

Kỹ thuật cho lươn sinh sản


Trước đây, nguồn lươn giống phục vụ cho nhu cầu nuôi chủ yếu dựa vào tự nhiên bằng nhiều hình thức khai thác khác nhau như: xúc mô, đặt dớn và kể cả sử dụng mồi thuốc, xuyệt điện… nên nguồn lươn giống không đáp ứng về mặt số lượng cũng như chất lượng. Do đó, muốn có đủ lươn giống đáp ứng cho nhu cầu nuôi, đặc biệt là nuôi với quy mô thâm canh thì cần phải chủ động sản xuất con giống nhân tạo. Các nghiên cứu gần đây cho thấy có thể tiến hành sinh sản nhân tạo lươn đồng theo quy trình kỹ thuật như sau:

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

Đặc điểm sinh học cá rô đồng

I. PHÂN BỐ
- Rô đồng là loài cá nước ngọt, sống ở vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam cá rô đồng rất phổ biến ở miền Nam và miền Bắc.
- Ngoài tự nhiên cá sống trong sông, ao, hồ, mương vườn, ruộng, ngoài ra cá có thể sống ở các cửa sông lớn, miền núi ít gặp.
- Trong điều kiện nhân tạo, cá rô sống được trong bể xi măng, ao mương có diện tích nhỏ. Ngoài ra nếu cá ở nơi mát và bề mặt cơ thể được giử ẩm, cá có thể sống được ngoài không khí trong nhiều giờ nhờ có cơ quan hô hấp phụ trên mang sử dụng khí trời, đây là ưu thế trong việc vận chuyển và nuôi với mật độ cao trong ao.

Kỹ thuật nuôi Lươn



1. Hình thức nuôi
Tuỳ theo điều kiện cụ thể có thể chọn hình thức nuôi lươn cho thích hợp. Nhưng dù nuôi theo hình thức nào thì vấn đề cần quan tâm là tạo được điều kiện tốt nhất cho lươn làm tổ và sinh sống.

Đặc điểm sinh học Lươn

Đặc điểm sinh học
1. Hình thái


- Lươn đồng có tên khoa học là Monopterus albus. Lươn có thân dài, phần trước tròn, phần sau dẹp bên và mỏng. Toàn thân không có vẩy. Ðường bên hoàn toàn, chạy dọc theo trục giữa thân từ sau đầu đến gốc vây đuôi.

Kỹ thuật nuôi Cua Đồng trên ruộng



Cua đồng thuộc lớp giáp xác, bộ 10 chân. Ở nước ta cua đồng thường gặp ở vực nước ngọt: ao, hồ, ruộng, sông, suối, nước lợ nhạt vùng đồng bằng, trung du và miền núi.